Hiểu đúng ưu điểm và nhược điểm của Đồng huyết học thuật

Đồng huyết học thuật là một thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực khoa học sinh học, nhưng nó lại là một cụm từ mang tính xã hội. Đồng huyết học thuật là một khái niệm để chỉ hiện tượng các trường đại học tuyển dụng chính những ứng viên được đào tạo tại trường của họ sau khi tốt nghiệp. Bản thân những ứng viên này (thường là sinh viên Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ) được xem là những con lai của học thuật (trong bài viết này tôi sẽ gọi họ là học giả đồng huyết).

Đồng huyết học thuật (Intellectual inbreeding/ inbreeding academia) là một hiện tượng rất phổ biến tại Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới. Nó không chỉ giới hạn ở các trường Đại học, các viện nghiên cứu mà còn mở rộng ra tại những công ty, tổ chức chính phủ. Mặc dù nó rất phổ biến, nhưng rất nhiều người trong số chúng ta chưa từng nghe hoặc biết rất ít thông tin về hiện tượng này. Và có thể nói rằng: "Đồng huyết học thuật là một trong những tiêu chí không được chấp nhận khi thực hành thể chế ở các cơ sở đào tạo trên toàn cầu, bởi nó được xem là một hiện tượng gây thiệt hại cho môi trường học thuật"[Berelson, Caplow và McGee - 1960].

Khi nói đến đây, thì chắc rằng nhiều bạn sẽ tự hỏi: "Tại sao đồng huyết học thuật lại quan trọng?"

Việc hiểu đúng về khái niệm về đồng huyết học thuật là rất quan trọng vì nếu thoạt nhìn qua thì tỷ lệ đồng huyết học thuật không cao, nhưng nó lại rất cao ở một số quốc gia, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển (chẳng hạn như Việt Nam). Điều này dễ dàng được kiểm chứng bằng cách tính tổng số người đang làm việc tại chính trường đại học mà họ từng học. Nhưng sẽ có một vấn đề chúng ta cũng cần quan tâm ở đây chính là sự pha trộn giữa các học giả đồng huyết giữa những cơ sở đào tạo với nhau.

Có nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: "kết quả nghiên cứu được xuất bản của những học giả đồng huyết ít hơn những học giả không đồng huyết tới 15% trong hệ thống giáo dục đại học Mexico và 11% ở hệ thống giáo dục Bồ Đào Nha. Kết quả này là hậu quả của quá trình tập trung quá mức của những học giả đồng huyết vào những nội dung - kiến thức được lưu hành và tái tạo trong hệ thống nội bộ của họ làm tổn hại đến kiến thức lưu hành ra bên ngoài hệ thống.

Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những học giả đã chuyển từ cơ sở này sang cơ sở khác, nhưng hiện tại đang làm việc tại trường đại học nơi họ đã tốt nghiệp, có các mô hình hợp tác và năng suất nghiên cứu khả quan hơn các học giả đồng huyết.

Một nghiên cứu khác gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy khả năng công bố kết quả nghiên cứu quốc tế của những học giả đồng huyết thấp hơn đáng kể so với những đồng nghiệp không đồng huyết của họ. Những học giả đồng huyết được phát hiện có chỉ số H-index thấp hơn 89% so với những học giả không đồng huyết trong các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ.

Groupthink by Oscar Berg on Flickr 

Groupthink by Oscar Berg on Flickr

Vậy đồng huyết học thuật có phải là một hiện tượng bình thường?

Tại một số thời điểm trong sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, đồng huyết học thuật có thể được xem là một hiện tượng bình thường, vì nó thúc đẩy quá trình xây dựng nhanh chóng năng lực kiến thức, sự gắn kết của các nhóm nghiên cứu, củng cố bản sắc thể chế, giảm thiểu rủi ro và duy trình sự ổn định của những tổ chức này.

Nhưng đối với xu hướng phát triển hiện nay, các trường đại học đang đối mặt những thách thức mà xã hội và khoa học mang lại thì họ cần phải hạn chế hiện tượng đồng huyết học thuật và áp dụng những biện pháp linh hoạt, cởi mở, năng động và tư duy sáng tạo hơn trong quá trình tuyển dụng.

Nghiên cứu gần đây và đang diễn ra về chủ đề này cho thấy rằng những chính sách ủng hộ quy trình tuyển dụng học thuật minh bạch, tính di động, quốc tế hóa và quy trình đánh giá dựa trên cơ sở quốc tế có thể hạn chế xu hướng đồng huyết học thuật. Ngoài ra, những chuyên gia khoa học - công nghệ và giáo dục đại học được khảo sát trong bối cảnh một nghiên cứu đang diễn ra về chủ đề này đều nhất trí rằng pháp luật không nên hạn chế đồng huyết trong học thuật. Bởi vì, việc cản trở các trường đại học thuê chính sinh viên của họ theo các phương thức tuyển dụng minh bạch có thể khiến họ mất đi nguồn lực có năng lực mà trong một số trường hợp, những cơ sở giáo dục này (đặc biệt là ở các nước đang phát triển) có thể rất cần để phát triển những lĩnh vực khoa học then chốt.

Ngoài ra, những nghiên cứu về hệ thống giáo dục đại học của Mexico và Nhật Bản cho thấy một số trường hợp đồng huyết trong học thuật có thể mang lại lợi ích cho các trường đại học, chủ yếu bằng cách thúc đẩy bản sắc và sự ổn định của tổ chức. Vấn đề cuối cùng là một trong những lẽ thường và sự cân bằng. Một câu hỏi quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý đại học phải tự hỏi là: các trường đại học của họ đang ở giai đoạn phát triển thể chế nào và liệu đây có phải là thời điểm thích hợp để hạn chế đồng huyết trong học thuật hay không.

Tài liệu tham khảo:

  1. Milton N. (Jan 26, 2017). How to avoid "intellectual inbreeding" through knowledge management. Knoco Stories. http://www.nickmilton.com/2017/01/how-to-avoid-intellectual-inbreeding.html
  2. Melville, Angela, Amy Barrow, and Patrick Morgan. 2020. “Inbreeding and the Reproduction of Elitism: An Empirical Examination of Inbreeding Within Australian Legal Academia.” Legal Education Review 30 (1): 1–24. https://doi.org/10.53300/001c.13183.
  3. Hugo Horta. (Oct 11, 2013). Understanding the pros and cons of academic inbreeding. University World News. https://www.universityworldnews.com/post.php?story=20131009120224656
  4. Altbach, P.G., Yudkevich, M. & Rumbley, L.E. Academic inbreeding: local challenge, global problem. Asia Pacific Educ. Rev. 16, 317–330 (2015). https://doi.org/10.1007/s12564-015-9391-8

 

Đăng ngày: 31/08/2022
Tác giả: Tan H. Nguyen
Từ khóa: Đồng huyết học thuật, Intellectual inbreeding, inbreeding academia

Bình luận