Tại sao các công ty công nghệ lại sa thải nhân sự cùng lúc?

Elon Musk sẽ sa thải gần 4.000 nhân viên làm việc tại Twitter, Meta có kế hoạch cắt giảm nhân sự trên diện rộng, hay Lyft sẽ cắt giảm gần 700 nhân sự trong tháng tới. Đó là chỉ là những tiêu đề nổi bật trong những tuần qua mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên những tờ báo trong và ngoài nước. Và đây chỉ là mới bắt đầu của làn sóng “layoffs - sai thải” nhân sự của những công ty công nghệ trên toàn cầu.

Với các báo cáo doanh thu suy giảm nghiêm trọng của các công ty công nghệ trong quý 3 và việc lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2023. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn quá nhiều ảm đạm thì các công ty công nghệ sẽ bắt đầu thắt chặt tài chính của họ, mà mở đầu bằng việc cắt giảm lực lượng lao động để giảm chi phí lương.

Do đó, trong vài tuần tới, có thể hàng nghìn nhân viên tại những công ty công nghệ này sẽ mất việc.

Vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làn sóng “layoffs” xuất phát từ đâu? Và tại sao chúng ta cần phải quan tâm vấn đề này?

Nguyên nhân dễ nhận ra nhất chính là các công ty công nghệ báo cáo thu nhập giảm trong vài tuần qua, mà mối đe doạ tiềm tàng của một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho khách hàng của họ phải cắt giảm ngân sách chi tiêu. Và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự phục hồi trong tương lai. Điều này dẫn đến, trong vài tuần tới, các công ty công nghệ sẽ phải tìm cách để cắt giảm chi phí ở những nơi có thể.

Thông thường, khi cắt giảm chi phí, điều đầu tiên mà các công ty nghĩ đến chính là chi phí dành cho lao động và quảng cáo, tiếp thị. Khi chúng ta muốn biết chính xác hành động của họ thì cần phải phụ thuộc vào đánh giá xu hướng chi tiêu quảng cáo của người dùng trên các nền tảng của họ. Và một khi điều đó có vẻ không ổn, thì bắt buộc họ phải tự điều chính lực lượng lao động để đáp ứng được kỳ vọng mong muốn của họ. Các công ty công nghệ đã trải qua thời kỳ tăng trưởng vượt bậc nhờ vào quá trình thúc đẩy của đại dịch Covid-19 trong năm 2019 - 2021. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi người bắt buộc phải ở nhà và thời gian họ dành cho mạng xã hội nhiều hơn. Và sau khi đại dịch được kiểm soát, cuộc sống của mọi người quay về quỹ đạo trước đại dịch thì các công ty công nghệ bắt đầu bước vào một giai đoạn điều chỉnh mới để thích ứng với môi trường hiện tại.

Nguyên nhân tiếp đến chính là hiệu ứng domino và chơi theo những người dẫn đầu, các công ty thuộc nhóm Big Tech thường có đầy đủ số liệu thống kê, vì thế họ luôn luôn nhạy cảm về các vấn đề xu hướng chuyển dịch. Do đó, họ luôn có những quyết định nhanh chóng. Trong khi đó, các công ty startups với nguồn lực tài chính hạn chế, họ luôn chọn một giải pháp hiệu quả và kém chi phí hơn đó là sao chép các mô hình của những công ty Big Tech. Điều này lý giải tại sao khi mà Apple, Amazon, Twitter hay Meta cắt giảm lực lượng lao động thì các công ty khác cũng đồng loạt thực hiện chính sách này.

Nguyên nhân thứ ba chính là những thách thức kinh tế này đang đến cùng lúc trong khi các công ty Big Tech đang lên kế hoạch cho năm tài chính tiếp theo. Thông thường, các công ty có các năm tài chính kết thúc vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Do đó, các công ty này có thể đang tìm cách loại bỏ chi phí khỏi bảng cân đối kế toán của mình ngay bây giờ (trước khi các năm tài chính của họ kết thúc). Điều này đã dẫn đến một số lượng lao động sẽ mất việc trước thềm năm mới.

GettyImages

Một tấm biển được treo trước một tòa nhà trong khuôn viên Google vào ngày 31 tháng 1 năm 2022 ở Mountain View, California | Justin Sullivan/Getty Images 

Rõ ràng, còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng ba nguyên nhân chính ở trên đã làm cho làn sóng “layoffs” diễn ra một cách nghiêm trọng hơn và vẫn chưa có dấu hiệu giảm trong vài tuần tới. Kèm theo đó, những thông tin về nó xuất hiện dày đặc trên các mặt báo đã làm cho không khí càng thêm ảm đạm. Cụ thể:

"Meta đang có dấu hiệu cho biết họ sẽ sai thải khoảng 13% nhân viên của mình, con số này có thể lên tới 11.000 nhân viên. Trong một lá thư gửi cho nhân viên, Zuckerberg cho biết những người bị mất việc sẽ nhận được 16 tuần lương cộng thêm hai tuần cho mỗi năm làm việc. Meta sẽ bao trả bảo hiểm y tế trong sáu tháng.

Trong một sweet mới nhất trên tài khoản của mình, Elon Musk cũng cho biết ông đang có kế hoạch sai thải khoảng 3.700 nhân viên sau khi tiếp quản Twitter. Trong một bài đăng vào ngày 4 tháng 11, Musk cho biết “không có lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải nhân viên , đồng thời nói thêm rằng họ đã được đề nghị cho thôi việc 3 tháng.

Tuần trước, Lyft cũng đã thông báo cắt giảm 700 nhân viên, tương ứng 13% nhân viên của họ. Trong một bức thư gửi cho nhân viên, Giám đốc điều hành Logan Green và Chủ tịch John Zimmer đã chỉ ra “một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào một thời điểm nào đó trong năm tới” và chi phí bảo hiểm chia sẻ xe tăng cao. Công ty gọi xe hứa sẽ trả lương trong 10 tuần, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đến cuối tháng 4, tăng tốc đấu tranh cổ phần cho ngày đấu thầu vào ngày 20 tháng 11 và hỗ trợ tuyển dụng. Những người lao động đã ở đó hơn bốn năm sẽ được trả thêm bốn tuần.

Stripe, gã khổng lồ thanh toán trực tuyến đã sai thải 14% nhân viên và con số này đã lên tới 1.100 nhân viên. Giám đốc điều hành Patrick Collison đã viết trong một bản ghi nhớ cho nhân viên rằng việc cắt giảm là cần thiết trong bối cảnh lạm phát gia tăng, lo ngại về suy thoái kinh tế, lãi suất cao hơn, cú sốc năng lượng, ngân sách đầu tư thắt chặt hơn và nguồn tài trợ khởi nghiệp thưa thớt hơn. Tổng hợp lại, những yếu tố này báo hiệu “rằng năm 2022 đại diện cho sự khởi đầu của một môi trường kinh tế khác”. Stripe cho biết họ sẽ trả 14 tuần thôi việc cho tất cả nhân viên sắp nghỉ việc và hơn thế nữa cho những người có thời gian làm việc lâu hơn. Họ cũng sẽ trả một khoản tiền mặt tương đương với sáu tháng phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe hiện có hoặc tiếp tục chăm sóc sức khỏe." (Pitt, 2022)

Song song đó thì hàng loại công ty công nghệ khác cũng quyết định cắt giảm lực lượng lao động của họ. Cụ thể, Coinbase đã sa thải 1.100 nhân viên trong tháng 6 năm 2022, hay Shopify đã cắt giảm khoảng 1.000 việc làm…

Rõ ràng, làn sóng “layoffs” chưa có một dấu hiệu dừng lại ở tại thời điểm hiện tại và trong vài tuần tới. Nhưng có một điều đặc biệt là quá trình sai thải nhân sự ở các công ty công nghệ có thể sẽ giảm dần vào những tuần cuối năm. Bởi vì, đa số các công ty sẽ không muốn cắt giảm nhân sự trước các kỳ nghỉ lễ. Điều đó có thể làm mất tinh thần làm việc của công ty, hay sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

  1. Hartmans, A. (2022, Nov 08). Why tech layoffs are happening all at once — and why the next few weeks could be the worst of them. Business Insider. https://www.businessinsider.com/tech-layoffs-2022-causes-outcomes-2022-11
  2. Pitt, S. (2022, Nov 09). Here’s a rundown of tech companies that have announced layoffs in 2022. CNBC. https://www.cnbc.com/2022/11/09/tech-layoffs-2022.html
  3. Keshavdev, S. (2022, Nov 07). Genuine empathy need of the hour as layoff season arrives. Fortune India. https://www.fortuneindia.com/enterprise/genuine-empathy-need-of-the-hour-as-layoff-season-arrives/110319
  4. Ledbetter, J. (2022, May 27). The Tech Sector Has Hit Peak Layoff Season. Observer. https://observer.com/2022/05/the-tech-sector-has-hit-peak-layoff-season/
Đăng ngày: 11/11/2022
Tác giả: Tan H. Nguyen
Từ khóa: Làn sóng sai thải nhân sự, sai thải nhân sự, cắt giảm nhân sự, Big Tech

Bình luận